Ngày xưa thời còn đi học tiểu học, tôi nhớ được học rất nhiều bài về Bác thông qua những bài tập đọc là những mẩu chuyện ngắn. Sau này thì được đọc lịch sử được viết trong sách giáo khoa. Tôi cũng đang cố gắng lưu lại cho riêng mình những thông tin ngắn ngắn về Người. Có khi sau này tôi mở ra và đọc lại cũng nên (tất nhiên là lưu theo dạng bút ký viết, chứ trên blog của google này thì chẳng biết bao giờ nó sập).
Bác, nước Pháp và những cột mốc lịch sử theo cách tôi nhớ.
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Bác lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Đây là đoạn miêu tả của wiki về ngày Người rời xa quê hương yêu dấu và vượt đại dương đi tìm đường cứu nước. Tôi vẫn nhớ mãi câu nói của Người: "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu".
Bác lần đầu đặt chân lên nước Pháp tại thành phố cảng Marseilles vào ngày 6 tháng 7 năm 1911, sau hơn 1 tháng lênh đênh trên biển. Khi tới đây, Bác đã viết thư đến Tổng thống Pháp, xin được nhập học Trường Thuộc địa (École Coloniale), trường chuyên đào tạo các nhân viên hành chánh cho chính quyền thực dân, với hy vọng "giúp ích cho Pháp". Thư yêu cầu của Bác bị từ chối và được chuyển đến Khâm sứ Trung Kỳ ở Huế. Sau sự kiện này một thời gian thì Bác đến Hoa Kỳ, Anh quốc, rồi mới quay trở lại Pháp lần thứ hai.
Bác trở lại Pháp vào năm 1917 và hoạt động đến năm 1923.
Thời gian này tôi nhớ được những mốc quan trong lắm.
Tháng 2 năm 1919, Bác gia nhập Đảng xã hội Pháp.
Ngày 8 tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội những người An Nam yêu nước, Bác (lúc này mang tên Nguyễn Tất Thành) đã mang tới Hội nghị Hòa bình Versailles bản Yêu sách của nhân dân An Nam do Bác cùng những nhà cách mạng yêu nước đang sống tại Pháp như Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường... viết. Đây cũng là lần đầu tiên Bác ký tên Nguyễn Ái Quốc. Bản yêu sách này gồm 8 điểm, kêu gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh áp dụng các lý tưởng của Tổng thống Wilson cho các lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á, được trao tận tay tổng thống Pháp và các đoàn đại biểu đến dự hội nghị. Bản yêu sách không yêu cầu độc lập cho Việt Nam, nhưng bao gồm quyền tự do và bình đẳng. Tuy nhiên hôi nghị Versailles đã thất bại, để rồi Bác đặt niềm tin vào chủ nghĩa Cộng sản.
Năm 1920, Bác đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin, từ đó Bác hoàn toàn tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản. Bác tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại Tours (từ 25 đến 30 tháng 12 năm 1920) với tư cách là đại biểu Đông Dương của Đảng Xã hội Pháp, Bác trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp và tách khỏi đảng Xã hội. Bác từng nói với các đại biểu của Đảng Cộng sản Pháp: "Tôi không hiểu bất cứ điều gì về chiến lược, thủ thuật hành động và tất cả những từ ngữ đao to búa lớn mà các ông dùng, nhưng tôi hiểu một điều rất đơn giản: Quốc tế Thứ 3 quan tâm rất nhiều tới vấn đề thuộc địa. Các đại biểu của Quốc tế Thứ 3 hứa sẽ giúp các dân tộc thuộc địa đang bị áp bức giành lại tự do và độc lập. Các thành viên của Quốc tế thứ 2 không nói một từ về số phận của các vùng thuộc địa." Về quốc tế thứ 3 và quốc tế thứ 2, hãy đọc thêm trên wiki nhé.
Năm 1921, Bác cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp Thuộc địa (Union intercoloniale - Association des indigènes de toutes les colonies) nhằm tập hợp các dân tộc bị áp bức đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc.
Năm 1922, Bác cùng một số nhà cách mạng thuộc địa lập ra báo Le Paria (Người cùng khổ), làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, nhằm tố cáo chính sách đàn áp, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc nói chung và thực dân Pháp nói riêng. Tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp" bằng tiếng Pháp (Procès de la colonisation française) do Bác viết được xuất bản năm 1925, đã tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.
Địa danh những ngày Bác ở Pháp:
Tấm biển đồng gắn tại nhà số 9 ngõ Compoint, quận 17 Paris: "Tại đây, từ năm 1921-1923, Nguyễn Ái Quốc đã sống và chiến đấu vì quyền độc lập và tự do cho nhân dân Việt Nam và các dân tộc bị áp bức!"
Bác, nước Pháp và những cột mốc lịch sử theo cách tôi nhớ.
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Bác lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Đây là đoạn miêu tả của wiki về ngày Người rời xa quê hương yêu dấu và vượt đại dương đi tìm đường cứu nước. Tôi vẫn nhớ mãi câu nói của Người: "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu".
Cảng Nhà Rồng, nơi Bác Hồ kính yêu ra đi tìm đường cứu nước. Ảnh sưu tầm. |
Bác trở lại Pháp vào năm 1917 và hoạt động đến năm 1923.
Thời gian này tôi nhớ được những mốc quan trong lắm.
Tháng 2 năm 1919, Bác gia nhập Đảng xã hội Pháp.
Ngày 8 tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội những người An Nam yêu nước, Bác (lúc này mang tên Nguyễn Tất Thành) đã mang tới Hội nghị Hòa bình Versailles bản Yêu sách của nhân dân An Nam do Bác cùng những nhà cách mạng yêu nước đang sống tại Pháp như Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường... viết. Đây cũng là lần đầu tiên Bác ký tên Nguyễn Ái Quốc. Bản yêu sách này gồm 8 điểm, kêu gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh áp dụng các lý tưởng của Tổng thống Wilson cho các lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á, được trao tận tay tổng thống Pháp và các đoàn đại biểu đến dự hội nghị. Bản yêu sách không yêu cầu độc lập cho Việt Nam, nhưng bao gồm quyền tự do và bình đẳng. Tuy nhiên hôi nghị Versailles đã thất bại, để rồi Bác đặt niềm tin vào chủ nghĩa Cộng sản.
Ảnh Bác năm 1921 |
Năm 1921, Bác cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp Thuộc địa (Union intercoloniale - Association des indigènes de toutes les colonies) nhằm tập hợp các dân tộc bị áp bức đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc.
Bức biếm họa do Bác vẽ |
Năm 1922, Bác cùng một số nhà cách mạng thuộc địa lập ra báo Le Paria (Người cùng khổ), làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, nhằm tố cáo chính sách đàn áp, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc nói chung và thực dân Pháp nói riêng. Tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp" bằng tiếng Pháp (Procès de la colonisation française) do Bác viết được xuất bản năm 1925, đã tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.
Địa danh những ngày Bác ở Pháp:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét